Odoo ERP
Odoo là hệ thống ERP mở, được ứng dụng trên 120 quốc gia với hơn 5 triệu người dùng. Odoo ERP được viết bằng ngôn ngữ Python, cung cấp hai phiên bản là Community và Enterprise. Ngoài các module mặc định, người dùng có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của mình.
Odoo ERP được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ kho ứng dụng đa dạng và tính bảo mật cao. Đồng thời, phần mềm Odoo dễ dàng tích hợp ứng dụng với các nền tảng khác, phù hợp với nhiều lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp. Giao diện của Odoo cũng được đánh giá là thân thiện với người dùng, chi phí triển khai thấp.
NetSuite
Netsuite cũng là một lựa chọn giải pháp quản lý cho doanh nghiệp. Khác với Odoo, Netsuite ERP phát triển trên nền tảng đám mây (Cloud ERP). Ngoài ra Netsuite chỉ có bản Enterprise, không có bản dùng thử miễn phí.
Phần mềm Netsuite hiện có mặt trên 160 quốc gia với hơn 40.000 người dùng. Tuy nhiên, mã nguồn của phần mềm này phụ thuộc khá nhiều vào công ty hoặc đối tác, người dùng khó có thể tự mình làm chủ công nghệ và phát triển giải pháp.
So sánh Odoo và NetSuite
Vậy giữa Odoo ERP và Netsuite, phần mềm nào chiếm ưu thế về tính năng? Dưới đây là so sánh trực tiếp giữa Odoo và Netsuite dựa trên các tính năng ERP chính cần có.
1. Tính năng Bán hàng
Tính năng bán hàng là một trong những công cụ vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp. Về tính năng này, Odoo ERP được đánh giá cao hơn Netsuite vì nhiều tiện ích hơn.
Phần mềm Odoo cung cấp đầy đủ các tiện ích như tạo báo giá, chữ ký điện tử, thanh toán trực tuyến, mẫu báo giá, Upselling & Cross Sell, quản lý đăng ký, PoS bán lẻ, PoS nhà hàng, e-commerces. Nhờ đó, Odoo là công cụ hữu hiệu để nhân viên kinh doanh dễ dàng theo dõi và cập nhật đơn hàng.
Netsuite cung cấp hầu hết các tiện ích trên, nhưng thiếu một số tiện ích như tạo chữ ký số, mẫu báo giá và PoS nhà hàng.
2. Tính năng quản lý sản phẩm
Với quản lý sản phẩm, cả Odoo và Netsuite đều hỗ trợ đầy đủ thông tin sản phẩm chi tiết, công cụ bán hàng và quản lý đa dạng sản phẩm.
- Tính năng CRM
Phần mềm Odoo ERP cung cấp đầy đủ tính năng CRM. Chẳng hạn như nuôi dưỡng, chấm điểm, quản lý khách hàng tiềm năng, quản lý lịch hẹn, phễu bán hàng, quản lý khách hàng đa địa chỉ, tích hợp email, trò chuyện trực tiếp, lưu giữ thông tin khách hàng, VoiP, công cụ phân tích buổi gặp, mẫu email,... Trong khi đó, Netsuite không đáp ứng được VoiP, chăm sóc khách hàng tiềm năng, trò chuyện trực tiếp.
- Đặc điểm kế toán tài chính
Odoo cung cấp đầy đủ các tiện ích hỗ trợ kế toán tài chính. Một số tiện ích quan trọng như kế toán phân tích, tính năng cảnh báo, quản lý ngân sách, tài sản, chi phí, tự động đồng bộ sổ phụ ngân hàng, tối ưu đối chiếu sổ phụ ngân hàng, quản lý hóa đơn,...
- Tính năng tiếp thị
Một số tiện ích Marketing mà Netsuite không hỗ trợ như thiết kế web dạng kéo thả, quản lý bảng câu hỏi, quản lý kênh truyền thông xã hội. Trong khi đó, hệ thống ERP trên nền tảng Odoo đáp ứng đầy đủ các tính năng Marketing
3. Tính năng quản lý kho vận
Về khả năng quản lý kho, Netsuite ERP vẫn còn thua kém Odoo do chưa đáp ứng được các tiện ích như quản lý nhiều kho, cấu hình theo nguyên tắc Push/Pull. Trong khi đó, Odoo ERP cung cấp đầy đủ các tiện ích này.
4. Tính năng quản lý sản xuất
Odoo ERP vẫn chiếm ưu thế trong việc cung cấp các giải pháp quản lý sản xuất. Từ MRP, kế hoạch sản xuất, quản lý lắp ráp, quản lý vòng đời sản phẩm, chi phí sản xuất, danh sách công việc lắp ráp đến quản lý chất lượng, bảo trì, OEE hoặc quản lý sửa chữa, tích hợp IoT đều được Odoo đảm bảo.
So với điều đó, Netsuite thiếu các chức năng của danh sách việc cần làm, bảng điều khiển, quản lý bảo trì và tích hợp IoT.
5. Tính năng quản lý mua hàng
Với tính năng quản lý mua hàng, Odoo và Netsuite hầu như không có sự khác biệt. Netsuite chỉ thiếu chức năng tổng kết hợp đồng mua bán trong khi Odoo cung cấp đầy đủ hơn.
6. Tính năng quản lý dự án và dịch vụ
Không có sự khác biệt trong các tính năng quản lý dự án và dịch vụ. Cả hai phần mềm này đều hỗ trợ đầy đủ các chức năng quản lý công việc và dự án, ứng dụng Lean/Kanban, lập lịch trình, helpdesk, tích hợp email cũng như tiết kiệm thời gian làm việc của nhân viên.
7. Giao diện người dùng và tiện ích
Giao diện người dùng và các tiện ích của Netsuite không được đánh giá cao như của Odoo. Phần mềm này thiếu các chức năng như kho giao diện, khả năng chạy trên trình duyệt di động, khả năng tự điều chỉnh trường dữ liệu, trò chuyện và email, báo cáo động hoặc Bảng tổng hợp. Dựa vào những tính năng trên, mặc dù Netsuite được nhiều người dùng quan tâm nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế so với Odoo. Các trang so sánh quốc tế cũng đánh giá Odoo tốt hơn nhiều so với Netsuite. Chưa kể chi phí triển khai Odoo rẻ hơn nhiều so với Netsuite. Mỗi tài khoản Odoo chỉ tốn 10 USD/tháng, trong khi chi phí này ở Netsuite là 125 USD/tháng.
Trên đây là những đánh giá chi tiết giữa phần mềm Odoo ERP và Netsuite. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng Odoo có lợi thế hơn Netsuite và có chi phí triển khai thấp hơn nhiều. Do đó, Odoo sẽ là giải pháp lý tưởng hơn cho doanh nghiệp.
LEONIX - Đối tác đầu tiên của Odoo tại Việt Nam đạt Chứng chỉ Odoo 16 Certificate