​So sánh các hệ thống quản lý tại Việt Nam (Phần 2)

​Những năm gần đây, thị trường sản phẩm ERP tại Việt Nam sôi động do nhu cầu triển khai giải pháp quản lý tổng thể của doanh nghiệp ngày càng cao cũng như nhu cầu nâng cao chuyên môn, kinh nghiệm của các bên cung cấp phần mềm.

Giới thiệu một số phần mềm nổi bật 

(Phần 2)


3. Microsoft Dynamics

Chủ yếu được biết đến nhờ vào hệ điều hành và phần mềm văn phòng, Microsoft cũng cung cấp các giải pháp quản lý doanh nghiệp, như ERP và CRM (quản lý quan hệ khách hàng) dưới thương hiệu Dynamics. Khách hàng sử dụng những phần mềm ERP Dynamics có được khả năng tích hợp hiệu quả với hệ sinh thái rộng lớn gồm nhiều giải pháp quen thuộc của Microsoft như Office, Dynamics CRM, Power BI,SharePoint. Vào tháng 7/2016, Microsoft công bố việc kết hợp các giải pháp ERP và CRM trên nền tảng đám mây thành một sản phẩm mới với tên gọi Microsoft Dynamics 365.

4. NetSuite

NetSuite là gì? Là một hãng phần mềm dành cho các doanh nghiệp hàng đầu thế giới,  cung cấp rất nhiều các sản phẩm và đưa ra nhiều giải pháp cho các doanh nghiệp. Loại phần mềm này được sử dụng tập trung phần lớn tại các doanh nghiệp thuộc các khối như viễn thông, ngân hàng, chính phủ.

Từ xuất phát điểm ban đầu là nhà cung cấp hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, Oracle đã nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của mınh tại thị trường ERP thông qua hàng loạt thương vụ mua lại các công ty ERP khác như PeopleSoft và JD Edwards. Các khách hàng của NetSuite được hưởng lợi từ một hệ sinh thái rộng lớn gồm nhiều giải pháp khác nhau như Siebel (CRM), Fusion (middleware), và Hyperion (quản lý hiệu suất), cùng với một mạng lưới đối tác rộng lớn trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, được ước tính tỷ lệ đối với các doanh nghiệp lớn đang sử dụng NetSuite thậm chí còn nhiều hơn ở ngưỡng cửa mức trung bình các doanh nghiệp trên thế giới.

Ưu và nhược điểm 

(Phần 2)

3. Microsoft Dynamics

a. Ưu điểm

  • Microsoft Dynamics thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và hỗ trợ tốt nhất cho các ngành: Sản xuất, Dịch vụ, Thực phẩm & đồ uống, Vận tải & hậu cần, và một số ngành độc đáo như Tổ chức Phi lợi nhuận.
  • Số lượng tính năng: Microsoft Dynamics cung cấp nhiều tính năng hơn (đặc biệt cho ngành Vận chuyển và Sản xuất) vì giải pháp này có thể đáp ứng các quy trình của từng ngành.
  • Hỗ trợ khách hàng: Dịch vụ khách hàng của Microsoft được đánh giá khá tốt.
  • Khả năng tùy chỉnh: Microsoft Dynamics cực kỳ dễ tùy chỉnh nhưng giải pháp này lại yêu cầu sự tham gia của bộ phận IT.

b. Nhược điểm

  • Khả năng thích ứng: Cả hai đều là hệ thống ERP dễ dàng sử dụng, nhưng giao diện người dùng vẫn là thứ mà các doanh nghiệp cần cân nhắc. Ban đầu, Microsoft có thể gây khó khăn cho người dùng nếu không có kinh nghiệm về kỹ thuật.
  • Khả năng mở rộng: Microsoft Dynamics không có khả năng mở rộng nên nếu một doanh nghiệp có đà tăng trưởng nhanh thì sẽ cần triển khai một hệ thống khác.
  • Tích hợp ứng dụng bên thứ 3: Microsoft Dynamics có thể kết nối liền mạch với các ứng dụng Microsoft khác; tuy nhiên, khả năng tích hợp với các ứng dụng của bên thứ 3 khác lại là một điểm trừ của giải pháp này.
  • Định giá: Chi phí tùy chỉnh của Microsoft Dynamics để kết hợp các module bổ sung như CRM sẽ làm tăng chi phí triển khai ban đầu. Mặc dù Microsoft Dynamics mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp với những gì mà giải pháp này cung cấp, nhưng mô hình định giá cứng nhắc lại khiến doanh nghiệp có thể phải trả tiền cho các tính năng mà có thể không cần.

4. NetSuite

a. Ưu điểm

Cơ sở dữ liệu NetSuite đang chiếm được niềm tin từ đa số các doanh nghiệp trên thế giới nhờ những ưu điểm như sau:

  • Sự ổn định cao, dữ liệu luôn trong trạng thái sẵn sàng để truy cập.
  • Khả năng đáp ứng nhanh: tạo ra hệ thống quản trị dữ liệu quy mô lớn với tốc độ truy vấn nhanh, chính xác.
  • Khả năng bảo mật tốt, giám sát chống xâm nhập trái phép.
  • Hoạt động đa nền tảng: có khả năng hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau của một công ty lớn, dữ liệu phức tạp.
  • Hỗ trợ từ nhà phát triển: các sự cố xảy ra sẽ được hãng phát hành tư vấn, hỗ trợ giải quyết.

b. Nhược điểm

Bên cạnh đó, NetSuite Database cũng đang tồn tại không ít nhược điểm như sau:

  • Chi phí bản quyền khá lớn, đặc biệt là khó với những công ty ở nước đang phát triển như Việt Nam.
  • Rào cản khi chưa được tương thích với các công nghệ, ứng dụng phát triển bởi Microsoft.
  • Ngôn ngữ sử dụng là Java nên khó khăn trong việc tiếp cận các công cụ thiết kế, lập trình.

LEONIX

Transform your business


Get the digital transformation correctly from inside out

Contact us


​So sánh các hệ thống quản lý tại Việt Nam (Phần 1)
Trong những năm gần đây, thị trường sản phẩm ERP tại Việt Nam sôi động do nhu cầu triển khai giải pháp quản trị tổng thể của doanh nghiệp ngày càng cao cũng như nhu cầu nâng cao chuyên môn, kinh nghiệm của các bên cung cấp phần mềm.