​So sánh các hệ thống quản lý tại Việt Nam (Phần 1)

Trong những năm gần đây, thị trường sản phẩm ERP tại Việt Nam sôi động do nhu cầu triển khai giải pháp quản trị tổng thể của doanh nghiệp ngày càng cao cũng như nhu cầu nâng cao chuyên môn, kinh nghiệm của các bên cung cấp phần mềm.

Giới thiệu một số phần mềm nổi bật

 (Phần 1)

1. Odoo 

Bắt đầu từ sự phát triển của TinyERP vào năm 2005, qua một quá trình cải tiến và hoàn thiện không ngừng và cột mốc năm 2014 đánh dấu một bước đi quan trọng khi OpenERP đổi tên thành Odoo, họ đã bước ra ngoài ranh giới của ERP truyền thống.

Ngoài phát triển thêm các module về bán hàng, kế toán, hàng kho và mua sắm, Odoo đang bắt đầu tiến vào thị trường mới khi bắt đầu phát triển hệ thống CMS và e-Commerce riêng.

Trung bình, Odoo có hơn 1000 lượt tải/ngày và là giải pháp mã nguồn mở hỗ trợ quản lý doanh nghiệp hiệu quả được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Phần mềm quản trị doanh nghiệp odoo hiện tại có hơn 2.000.000 người dùng và được dịch ra 23 ngôn ngữ, phục vụ cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

2. SAP Business One (SAP B1)

SAP B1 cung cấp một loạt các kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) các ứng dụng bao gồm cả quản lý quan hệ khách hàng (CRM - Customer Relationship Management), quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, quản lý dòng sản phẩm, và quản lý chuỗi cung ứng. 

Ngoài ra, SAP B1 còn cung cấp các phần mềm tích hợp, tuỳ biến với các đối tác của S. Các ứng dụng của SAP B1 vào quản trị chuỗi doanh nghiệp là vô cùng đa dạng.

Ưu và nhược điểm (Phần 1)

1. Odoo 

  • Ưu điểm:

- Mã nguồn mở:

ODOO có 2 phiên bản: Community Edition (CE) và Enterprise Edition (EE). Nếu như phiên bản EE là phiên bản có phí (nhưng không hề quá đắt đỏ) thì bản CE ngược lại, hoàn toàn miễn phí. Dĩ nhiên, có những khác biệt nhất định về mặc tính năng. Nhưng nếu chỉ cần một phần mềm tốt, tự sở hữu thì ODOO CE là một lựa chọn không hề tồi.

- Tính toàn diện:

Trong một hệ thống phần mềm tổng thể của ODOO đã có sẵn tất cả các tính năng và giải pháp mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng. Điểm đặc biệt, tất cả dữ liệu từ mọi phân hệ của ODOO đều được liên kết với nhau, dễ dàng chuyển tiếp số liệu, tránh sai sót trong quá trình nhập liệu và tiết kiệm được thời gian. Đồng thời cũng cho phép chủ doanh nghiệp, nhà quản trị có thể bao quát, cập nhật được tình hình kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp ngay lập tức tại mọi thời điểm.

- Chi phí hợp lý:

Nếu như chi phí triển khai các phần mềm như SAP hay Oracle phải tính bằng tiền tỉ, ngay cả khi bạn chỉ triển khai 1-2 phân hệ chính, thì ODOO cho phép chúng ta sử dụng bản Enterprise có phí rẻ hơn rất nhiều. Tài khoản ODOO cho 1 người dùng chỉ từ 6$-10$ / tháng, mỗi phân hệ lại thêm từ 4$-30$/tháng. Tóm lại là chi phí rất thấp, bạn có thể liên hệ Onnet để nhận báo giá chi tiết.

- Nền tảng hỗ trợ toàn cầu:

ODOO có hẳn một diễn đàn số để bất kỳ thành viên nào cũng có thể trao đổi, hỏi đáp & đưa ra ý kiến đóng góp giúp cho giải pháp ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, điểm hạn chế là bạn cần nắm vững tiếng Anh để giao tiếp với các thành viên toàn cầu.

- Giao diện thân thiện & chuyên nghiệp:

ODOO tuân theo một ngôn ngữ, phương pháp thiết kế giao diện cực kỳ thông minh, hướng đến người dùng với các mô hình xem dữ liệu dạng thẻ, dạng danh sách, dạng lịch, bảng thống kê pivot hay dạng biểu đồ. Rất linh hoạt.

Ngoài ra, do ngôn ngữ thiết kế đồng nhất, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được cách sử dụng ở nhiều phân hệ khác nhau mà không phải học lại quá nhiều.

- Dễ mở rộng và kết nối:

Khác với các phần mềm kiểu cũ, thường đóng kín mọi giao tiếp với các giải pháp khác vì lý do bảo mật hệ thống. Tuy nhiên, với sự tăng tốc của công nghệ, việc bảo mật trên môi trường mạng trở nên chặt chẽ và khó xâm nhập hơn.

- Phiên bản di động:

ODOO cho phép người dùng phiên bản Enterprise sử dụng ứng dụng di động hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giao diện ODOO ngay trên trình duyệt một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Đặc điểm này giúp cho ODOO trở nên dễ tiếp cận hơn với đại đa số người dùng trong thời đại chuyển đổi số & ứng dụng triệt để thiết bị di động.

  • Nhược điểm:

Do là một hệ thống mới nên Odoo hiện tại đang có 3 nhược điểm chính khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh:

- Số lượng các chức năng trong hệ thống vẫn còn chưa nhiều mặc dù Odoo vẫn đang tiến hành phát triển và hoàn thiện thêm các chức năng mới trong các phiên bản cập nhật.

- Khả năng tương thích ngược đối với hệ thống của doanh nghiệp so với các đối thủ vẫn còn nhiều hạn chế.

- Vẫn còn nhiều lỗi (bug) xảy ra trong quá trình sử dụng của khách hàng và doanh nghiệp.

2. SAP B1

  • Ưu điểm

Ưu thế lớn nhất của SAP B1 là ở khả năng xử lý ngay cả những yêu cầu quy trình kinh doanh phức tạp nhất, cùng với một số lượng lớn các chuyên viên tư vấn, triển khai quen thuộc với SAP B1 trên toàn thế giới.

Tiến bộ công nghệ quan trọng nhất của SAP B1 trong thời gian gần đây, HANA, là hệ thống cơ sở dữ liệu trên bộ nhớ đệm (in-memory) theo hướng cột (column-oriented), giúp tăng tốc quá trınh xử lý dữ liệu và cải thiện khả năng cung cấp thông tin hữu ích.

  • Nhược điểm

Mặt khác, các sản phẩm của SAP B1 từ lâu đã có tiếng là đắt đỏ, cùng với chính sách giá và bản quyền phức tạp. Một khảo sát được thực hiện năm 2012 bởi UK & Ireland SAP User Group cho thấy 95% khách hàng của SAP đánh giá chınh sách bản quyền của hãng là “quá phức tạp”.


(Còn tiếp.......)


​Các tính năng cần thiết của ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
​Đâu là những tính năng thiết yếu cần chú trọng khi khởi động một dự án ERP?