Phân biệt Cloud ERP or On-Premise ERP

Hệ thống ERP được chia ra làm hai loại phần mềm chính đó là Cloud-based software và On-premise software. Việc lựa chọn phần mềm để triển khai một hệ thống ERP rất quan trọng.
Hệ thống ERP được chia ra làm hai loại phần mềm chính đó là  Cloud-based software  và  On-premise software . Việc lựa chọn phần mềm để triển khai một hệ thống ERP rất quan trọng.
Tất nhiên, hệ thống ERP phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Vấn đề là loại phần mềm nào sẽ thích hợp với nhu cầu, chi phí, và kế hoạch mở rộng trong tương lai của các công ty. 


Cloud ERP và On-Premise ERP là gì?

Định  nghĩa của hai loại hình này khá rõ ràng để phân biệt, nó cũng là đặc điểm phân biệt chính giữa hai loại mô hình này: 

Cloud ERP: Hệ thống sẽ được host trên máy chủ của doanh nghiệp và được truy cập qua trình duyệt web.

On-premise ERP: Hệ thống được triển khai trực tiếp trên chính phần cứng và server của doanh nghiệp.

Nhiều nguồn thông tin online cho rằng việc triển khai On-premise ERP là dành cho các tập đoán lớn, vì họ có đủ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất để duy trì. 

Nhưng với việc các doanh nghiệp đang chuẩn bị hoặc đang chuyển đổi dữ liệu hóa (Digital transformation) thì việc lựa chọn On-premise có còn tốt hay triển khai Cloud ERP sẽ phù hợp hơn?

Để nhìn ra rõ sự khác biệt, chúng ta sẽ điểm qua những sự khác biệt chính hay những điểm cần biết để chọn một phần mềm ERP phù hợp.

Chi phí

Việc ưu tiên trong khi chọn giải pháp phù hợp với doanh nghiệp là chi phí đầu tư, dưới đây là sự khác biệt về cách tính giá của Cloud và On-premise ERP:

Cloud ERP: 

  • Chi phí trả theo hàng tháng (mô hình subscription).
  • Đã bao gồm phí lưu trữ, máy chủ, bảo trì và cập nhật phần mềm.
  • Chi phí phụ: Phí triển khai và phí hỗ trợ. 

On-premise ERP:

  • Trả luôn 1 khoản lớn cho phần mềm và thêm một số tiền không nhỏ để chuẩn bị cơ sở hạ tầng (máy chủ, team developer,…).
  • Không bao gồm phí lưu trữ, máy chủ, bảo trì và cập nhật phần mềm
  • Chi phí phụ: Phí triển khai và phí hỗ trợ. 

Điểm khác nhau chính trong chi phí của hai giải pháp này chính là cách thức thanh toán:

Giải pháp Cloud ERP thường được trả theo một chu kỳ nhất định (thường là hàng tháng). Ngược lại, giải pháp On-premise thường sẽ thu phí một lần (nên chi phí sẽ khá cao đối với doanh nghiệp Việt). 

Do cách thanh toán khác nhau, giải pháp On-premise thường được quyết định là chi phí vốn đầy tư ban đầu (Capital expenditure, còn Cloud ERP được tính là chi phí sản xuất (Operating expenditure). 

So sánh giữa Cloud ERP và On-premise ERP

Vừa rồi là chi phí ban đầu để triển khai hai loại hình giải pháp của hệ thống ERP, sau đây là các đặc điểm: 

CLOUD ERP 
ON-PREMISE ERP 
CHI PHÍ

- Có thể dự đoán
- Vốn yêu cầu rẻ
- Không yêu cầu phần cứng kèo theo 

- Giá trọn gói
- Vốn ban đầu lớn  
- Có thêm các chi phí duy trì (IT, bảo hành, nâng cấp,...) 
BẢO MẬT- Bảo mật tiêu chuẩn PCI DSS
- Các lớp bảo mật luôn được cập nhật thường xuyên 
- Rủi ro thấp do thông tin được lưu trữ tại phần cứng của doanh nghiệp
- Việc bảo mật dữ liệu phụ thuộc vào doanh nghiệp 
KHẢ NĂNG TÍCH HỢPDễ dàng kết nối bằng phần mềm bên thứ 3 bằng cách tích hợp APICó thể tích hợp nhưng đa số trường hợp yêu cầu tùy biến cao 
TÍNH TÙY BIẾN- Tính tùy biến thấp nhưng đảm bảo được sự ổn định
- Có nguồn extension đa dạng từ các bên thứ 3 
- Tính tùy biến cao nhưng ảnh hưởng phức tạp khi nâng cấp hệ thống 

Đánh giá hiệu quả và khả năng mở rộng

Vào thời kỳ trước khi Internet được phổ biến, các ông lớn trong mọi ngành công nghiệp sẽ cập nhật phần mềm 5 năm một lần, việc đánh giá hiệu quả theo chu kỳ cũng sẽ tương ứng theo thời gian cập nhật. 

Nhưng, với sự bùng nổ của thời đại kỹ thuật số, việc đánh giá hiệu quả của các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp sẽ phải có chu kỳ ngắn hơn.

Công nghệ được cập nhật liên tục, việc ứng dụng một hệ thống ERP có khả năng thích ứng và có thể mở rộng theo đà phát triển của công ty là việc tối ưu.

Trung bình, một dự án triển khai ERP sẽ cần khoảng 6 tháng để cài đặt và tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Cộng thêm khoảng 3 tháng để xác nhập với các phần mềm khác (nếu có).

Nếu dành một khoảng thời gian như thế để triển khai hoàn thiện hệ thống ERP thì bạn đã bị bỏ lại với các đối thủ khác rồi cùng với khả năng cạnh tranh thị trường sẽ bị giảm đi đáng kể. 

Vậy việc ưu tiên khi triển khai một hệ thống ERP là có kế hoạch triển khai rõ ràng, bạn có thể nhờ vào sự tư vấn của các công ty phần mềm thứ ba.

Phần mềm Cloud-based ERP sẽ phù hợp hơn trong trường hợp này. Nó được thiết kế đơn giản hơn, cùng với sự linh hoạt khi các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng. Tất nhiên việc nâng cấp hệ thống này sẽ không tốn thời gian chờ đợi hay chi phí trả cho developer cập nhật hệ thống ERP của bạn.

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẽ lựa chọn giải pháp On-premse ERP do tính bảo mật và chủ động trong việc kiểm soát dữ liệu, đồng thời dành một khoản chi phí lớn để vận hành hệ thống. 

Leonix khuyên các độc giả nên dùng giải pháp Cloud ERP. Giải pháp này có giá cả bám sát theo nhu cầu của mọi loại hình doanh nghiệp, thời gian triển khai ngắn và có thể dễ dàng mở rộng theo đà phát triển của công ty trong tương lai. 

Để tìm được giải pháp ERP phù hợp cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với những chuyên gia đầu ngành của Leonix với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát hệ thống công nghệ cho các doanh nghiệp, giúp bạn đạt được mục tiêu Digital Transformation hiệu quả.

LEONIX

Transform your business


Get the digital transformation correctly from inside out

Contact us


Tăng trưởng doanh thu nhờ CRM vào dịp Tết
Mùa Tết luôn là thời điểm mà các doanh nghiệp mong chờ. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Với việc áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đặc biệt là giải pháp CRM-Quản trị quan hệ khách hàng, doanh nghiệp sẽ có được những con số tăng trưởng ấn tượng nhất trong giai đoạn này.