ERP đối với chuỗi cung ứng - TGM


Quản lý chuỗi cung ứng:Tầm quan trọng của chiến lược

Trong bối cảnh, cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bởi, quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động quan trọng, giúp giải quyết cả vấn đề đầu vào-đầu ra của doanh nghiệp thông qua cách tích hợp hiệu quả giữa các lĩnh vực sản xuất, vận tải, cung ứng, kho bãi và bán lẻ. Việc quản trị yêu cầu sự phối hợp giữa các bộ phận tiếp thị, bán hàng, truyền thống, tài chính và công nghệ thông tin trong một chuỗi cung ứng toàn diện để đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Có thể khẳng định, chuỗi cung ứng là một trong các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành, cùng lĩnh vực.

Ngày nay, để cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình, mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của chính doanh nghiệp. Trong nhiệm vụ đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp cũng buộc phải quan tâm nhiều hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành… điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp.

Các khâu trong quy trình quản trị chuỗi cung ứng


  • Hoạch định chiến lược

Đây là bước đầu để xây dựng quy trình chuỗi cung ứng hiệu quả, trong giai đoạn này đòi hỏi người quản lý lên kế hoạch và sắp xếp tất cả các sự kiện có thể diễn ra để nguyên vật liệu, thông tin và dòng chảy của tiền được lưu thông trôi chảy trong chuỗi cung ứng.

  • Liên kết các bên

Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ. Trong mỗi công đoạn, việc phân chia nhỏ công đoạn sẽ giúp nhà cung cấp giảm được chi phí ở thành phẩm cuối cùng; đồng thời, có được sản phẩm chất lượng tốt nhất. Khi đó, vai trò của các nhà quản trị chuỗi cung ứng là quan trọng, đảm bảo kết nối trong quản lý; đảm bảo chuỗi cung ứng diễn ra nhịp nhàng, liên tục và hạn chế tối đa rủi ro.

  • Sản xuất thành phẩm

Sau khi đã có kế hoạch, thiết kế sản phẩm và nguồn nguyên liệu. Giai đoạn tiếp theo chính là sản xuất thành phẩm. Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định chuỗi cung ứng có hiệu quả hay không. Sản phẩm đưa ra phải đáp ứng các yêu cầu khách hàng mà trước đó đã phân tích, cũng như là giải pháp tối ưu nhất cho họ, qua đó đảm bảo sản phẩm tiêu thụ tốt.

  • Phân phối khách hàng

Bước cuối cùng của chuỗi cung ứng chính là đưa sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm được sản xuất đúng quy trình và đến được tay khách hàng với mẫu mã, chất lượng đạt yêu cầu; Mọi khâu trong quá trình vận hành, sản xuất luôn được theo dõi, giám sát đảm bảo sự thống nhất. Ngoài ra doanh nghiệp cần có đối sách cụ thể cho quy trình đổi trả hàng đảm bảo danh tiếng doanh nghiệp và sự hài lòng cao nhất của khách hàng.

Sử dụng ERP để quản lý chuỗi cung ứng như thế nào?


  • Dự báo và lập kế hoạch chuỗi cung ứng

Hiểu và dự đoán nhu cầu thị trường với mức độ chính xác cao là một tính năng quan trọng của phần mềm ERP trong việc lập kế hoạch hoạt động cho chuỗi cung ứng. Từ những số liệu mà ERP thu thập được như nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, phân tích các xu hướng trong quá khứ và hiện tại… sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dự đoán nhu cầu với mức chính xác tối đa. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng lập kế hoạch chuỗi cung ứng hiệu quả, phù hợp.

  • Lập kế hoạch mua hàng:

Hệ thống được lập trình sẵn công thức để tự động việc lập kế mua hàng đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất và hàng hóa cần thiết cho bán lẻ.

  • Theo dõi quy trình mua hàng và thực hiện

Doanh nghiệp có thể giám sát tình hình mua hàng cung ứng thông qua hệ thống báo cáo trực quan và realtime.

  • Tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp trao đổi thông tin hiệu quả với đối tác và khách hàng. Từ đó tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng.

  • Quản lý hàng tồn kho

ERP cho phép doanh nghiệp quản lý tồn kho theo thời gian thực với độ chính xác tuyệt đối thông qua việc ứng dụng QR code và RFID.

  • Quản lý nhà phân phối

Hệ thống hỗ trợ đánh giá chất lượng nhà phân phối theo nhiều chỉ tiêu như: chất lượng, giá cả, tiến độ giao hàng, cost down nhà phân phối…

  • Lập chiến lược giá

Thông qua những dự đoán nhu cầu đối với sản phẩm mà ERP cung cấp, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá linh hoạt theo mức ước tính thị trường có thể chấp nhận, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ.

  • Báo cáo theo thời gian thực

Phần mềm ERP có khả năng xử lý dữ liệu lớn (Big Data), cung cấp báo cáo phân tích đa chiều, giúp doanh nghiệp đưa ra các dự báo xu hướng trong tương lai gần và dài hạn.

Lợi ích khi sử dụng ERP trong quản lý chuỗi cung ứng


  • Tích hợp các quy trình kinh doanh nội bộ

Phần mềm giúp tự động hóa toàn bộ các nghiệp vụ cốt lõi của 1 doanh nghiệp trong hệ thống duy nhất. Các module của hệ thống được kết nối với nhau theo những quy trình chặt chẽ đảm bảo thông tin liền mạch giữa các bộ phận.

  • Tăng cường luồng thông tin giữa các bộ phận khác nhau trong công ty

Khi áp dụng công nghệ, việc liên kết dữ liệu giữa các phòng ban trở nên chặt chẽ hơn khi mọi tác vụ từ liên hệ, phản hồi công việc, truy xuất dữ liệu đã được số hóa. Từ đó, doanh nghiệp có thể thiết lập một luồng thông tin được lưu thông trôi chảy trong chuỗi cung ứng.

  • Quản lý hàng tồn kho tốt hơn

ERP giúp các tổ chức xác định mức tồn kho tối ưu để đáp ứng nhu cầu với lượng tối thiểu hàng dự trữ. Bằng cách này, mức dự trữ an toàn tại các kho có thể giảm bớt, đồng thời số lượng hàng tồn kho được cân đối phù hợp tại các kho cần thiết. Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho các tổ chức có nhiều điểm phân phối tại nhiều khu vực địa lý khác nhau**.**

  • Cải thiện các mối quan hệ của công ty và hợp tác với các nhà cung cấp, khách hàng và đối tác chuỗi cung ứng bên ngoài

Phần mềm ERP vai trò quan trọng, là chất bôi trơn giúp hoạt động doanh nghiệp diễn ra thuận lợi. Thông qua luồng thông tin minh bạch, quy trình làm việc tối ưu sẽ giúp mọi chủ thể tham gia mạng lưới cung ứng có thể gắn kết nhau chặt chẽ hơn, các hoạt động cũng được thực hiện tốt.

  • Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng

Trải nghiệm của khách hàng trong thời đại 4.0 đã và đang dần chuyển dịch từ truyền thống sang số hóa. Trải nghiệm khách hàng trong ngành logistics nằm tập trung ở việc giao diện, chức năng, thông tin trên nền tảng số được liên kết kết nối chặt chẽ. Với hệ thống ERP được tích hợp trên các app, khách hàng sẽ tìm kiếm sự liền mạch trong quy trình báo giá, đặt chỗ trực tuyến, cũng như khả năng xử lý tài liệu số và phân tích dữ liệu lô hàng. Nền tảng cung cấp sự minh bạch trong dòng chạy hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ làm tăng trải nghiệm liền mạch, để từ đó tăng mức độ hài lòng và trung thành khách hàng.

The Green Market - Cải thiện chuỗi cung ứng từ Odoo ERP

Trên thị trường kinh doanh thực phẩm tươi sống, việc đảm bảo chất lượng, sự tươi mới và tuân thủ các tiêu chuẩn organic đã trở thành một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Trong bối cảnh này, công ty The Green Market đã nhanh chóng trở thành một nhà cung cấp hàng đầu cho các chuỗi nhà hàng lớn tại thành phố Hồ Chí Minh như Hadilao, Pizza Hut, Bon Chon và HaiDiLao ********nhiều khách hàng khác.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công ty, The Green Market đã gặp khó khăn trong việc quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh. Số lượng khách hàng và lượng hàng cần giao và kiểm tra ngày càng tăng, đòi hỏi một hệ thống quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo việc giao hàng đúng hạn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để giải quyết những khó khăn này, The Green Market đã tìm đến Leonix - một đối tác Silver của Odoo, một hệ thống quản lý doanh nghiệp phổ biến và mạnh mẽ. Leonix không chỉ hỗ trợ công ty trong việc triển khai Odoo vào doanh nghiệp, mà còn tư vấn về chiến lược kinh doanh, giúp The Green Market tận dụng tối đa tiềm năng của hệ thống.

Sau khi áp dụng Odoo vào một số module quan trọng như Sale, Kho vận, Mua hàng, Chấm công và nhiều module khác, The Green Market đã trải qua một cuộc biến đổi đáng kể trong việc vận hành và quản lý. Một số biểu hiện rõ rệt của sự thay đổi bao gồm:

  1. Thời gian hoàn thành các đơn hàng đã giảm đáng kể. Sự tối ưu hóa quy trình bán hàng của Odoo giúp The Green Market xử lý đơn hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đảm bảo rằng hàng hóa được giao đến khách hàng đúng thời hạn.
  2. Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng và không có trả hàng gần như là 100%. Điều này cho thấy chất lượng và sự đáng tin cậy của sản phẩm The Green Market đã được nâng cao, đồng thời hệ thống Odoo giúp kiểm soát và quản lý quy trình giao hàng một cách chặt chẽ, tránh nhầm lẫn và lỗi sót.
  3. Quản lý tồn kho được thực hiện chặt chẽ hơn. Odoo cung cấp một hệ thống quản lý kho vận tốt, giúp The Green Market lưu trữ và kiểm soát tồn kho một cách hiệu quả hơn, tránh thất thoát hàng hóa và đảm bảo sẵn có đủ nguồn cung.
  4. Quản lý nhân sự được cải thiện. Odoo cho phép bộ phận nhân sự của The Green Market kiểm soát tiến độ làm việc của nhân viên, theo dõi chấm công và quản lý nhiệm vụ một cách dễ dàng. Điều này giúp công ty nắm bắt được hiệu suất làm việc và tăng cường sự chuyên nghiệp hóa trong quản lý nhân sự.

Nhìn chung, sự áp dụng của Odoo và sự tư vấn từ Leonix đã mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho The Green Market. Công ty đã tận dụng tối đa tiềm năng của hệ thống để cải thiện hiệu quả kinh doanh. Thông qua việc giảm thời gian hoàn thành đơn hàng, tăng tỷ lệ hoàn thành và loại bỏ trả hàng, cải thiện quản lý tồn kho và nhân sự, The Green Market đã đạt được một tăng trưởng kinh doanh ấn tượng.

Đánh giá sơ bộ cho thấy rằng Odoo đã giúp công ty tăng gấp năm lần hiệu quả kinh doanh. The Green Market hiện đang trở thành một hình mẫu thành công trong việc ứng dụng công nghệ và quản lý thông minh để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

The Green Market và sự thay đổi đáng kể của họ sau khi áp dụng Odoo là một minh chứng cho sự quan trọng của hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng.


Chuyển đổi số trong giáo dục: Bước đi cần thiết
Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người.